Điều kiện CIF là một trong những điều khoản về thương mại quốc tế được quy định bởi Incoterms 2020 và sử dụng phổ biến trong lĩnh vực vận tải quốc tế. Vậy CIF là gì? Quy định và điều kiện giao hàng CIF gồm những gì? Nghĩa vụ, trách nhiệm của người bán và người mua trong CIF như thế nào? Tất cả sẽ được Cộng Sinh Logistics giải đáp một cách chi tiết nhất qua bài viết dưới đây!
Điều kiện CIF là gì?
CIF là gì? CIF là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “Cost, Insurance, Freight”, dịch nghĩa là “tiền hàng, bảo hiểm và cước phí”. Với điều kiện CIF, người bán phải chịu trách nhiệm về chi phí thuê phương tiện vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa tại cảng dỡ hàng.
Thông thường, CIF thường được viết liền với tên một cảng biển bất kỳ (ví dụ: CIF Cat Lai). Trong ví dụ này, người bán sẽ mua bảo hiểm hàng hóa và vận chuyển hàng đến cảng Cát Lái, người mua sẽ nhận hàng và thực hiện thủ tục kế tiếp từ địa điểm nhận hàng này.
Trong điều kiện CIF, giữa người mua và người bán có sự phân chia trách nhiệm và rủi ro rõ ràng. Theo đó, rủi ro được chuyển giao tại cảng bốc hàng thay vì cảng dỡ hàng. Người bán chỉ mua bảo hiểm thay cho người mua và gửi đơn bảo hiểm cùng các chứng từ cần thiết. Người mua mới phải chịu trách nhiệm đứng ra đòi tiền bảo hiểm đền bù thiệt hại trong trường hợp có tổn thất, hư hỏng về hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Tóm lại, người bán chỉ trả cước phí vận chuyển và không chịu bất cứ rủi ro nào về hàng hóa trên chặng vận tải đường biển.
Trách nhiệm của các bên khi thực hiện xuất nhập khẩu theo điều kiện CIF
Sau khi đã tìm hiểu về định nghĩa điều kiện CIF là gì, trong phần này Cộng Sinh Logistics sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn những quy định thương mại quốc tế liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm của người bán và người mua theo CIF. Cụ thể như sau:
Đối với bên bán
- Cung cấp hàng hóa: Người bán chịu trách nhiệm giao đúng, đủ hàng hóa đồng thời cung cấp hóa đơn mua bán hoặc chứng từ điện tử giá trị tương đương và vận đơn đường biển cho người mua.
- Thủ tục: Người bán phải cung cấp giấy phép xuất khẩu hoặc giấy tờ ủy quyền cho lô hàng xuất khẩu.
- Vận chuyển và bảo hiểm: Người bán ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa thay cho người mua và chịu chi phí vận chuyển hàng đến cảng dỡ.
- Giao hàng: Người bán có nghĩa vụ giao hàng lên tàu tại cảng chỉ định. Bên cạnh đó, người bán cũng có trách nhiệm chuyển giao bằng chứng giao hàng, bộ chứng từ vận chuyển hoặc chứng từ điện tử tương đương cho người mua.
- Chuyển giao rủi ro: Địa điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là ở lan can tàu.
- Cước phí: Người bán chịu toàn bộ chi phí để đưa hàng lên tàu, chi phí bốc hàng và vận chuyển hàng đến cảng đích, chi phí mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan và nộp thuế xuất khẩu, các lệ phí khác tại cảng xuất.
- Thông báo: Người bán có nghĩa vụ thông báo cho người mua về tình trạng hàng hóa sau khi hàng đã được giao đi.
- Kiểm tra: Người bán chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý chất lượng, kiểm đếm, đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa. Trường hợp hàng hóa cần đóng gói đặc biệt, người bán cần thông báo cho người mua về chi phí tăng thêm này.
Đối với bên mua
- Thanh toán: Người mua có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền hàng cho người bán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Thủ tục: Người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục thông quan nhập khẩu và xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
- Vận chuyển và bảo hiểm: Người mua không có nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận chuyển và hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. Nghĩa vụ này sẽ thuộc về người bán theo quy định của điều kiện CIF.
- Nhận hàng: Người mua có nghĩa vụ nhận hàng tại cảng chỉ định. Đồng thời chấp nhận các bằng chứng giao hàng, chứng từ vận chuyển từ người bán dưới hình thức phù hợp.
- Chuyển giao rủi ro: Người mua chịu mọi rủi ro về hư hỏng, thất lạc hàng hóa từ thời điểm hàng hóa được giao qua lan can tàu.
- Cước phí: Người mua chịu toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa từ sau thời điểm hàng hóa được giao lên tàu. Các chi phí khác người mua phải chi trả còn có: chi phí dỡ hàng tại cảng đích, thuế nhập khẩu và phí làm thủ tục thông quan hàng hóa.
- Thông báo: Người mua có nghĩa vụ thông báo cho người bán những thông tin liên quan đến thời gian vận chuyển, tên cảng đích được chỉ định hoặc bất kỳ thay đổi nào liên quan đến việc nhận hàng.
- Kiểm tra: Trong trường hợp tại nước xuất khẩu có các quy định kiểm dịch bắt buộc, người mua cần chi trả cho các chi phí kiểm tra, xét nghiệm.
Khi nào doanh nghiệp nên mua CIF?
Điều kiện CIF phù hợp những đối tượng doanh nghiệp nào? Đây được xem là điều kiện có lợi dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường thương mại quốc tế, lượng hàng hóa còn ít. Điều này là bởi với điều kiện giao hàng CIF, người mua sẽ chịu ít chi phí hơn so với người bán.
Tuy nhiên, CIF cũng có thể khiến người mua tiêu tốn nhiều chi phí hơn bởi người bán làm việc trực tiếp với bên vận chuyển, do vậy họ có được giá tốt hơn để kiếm thêm lợi nhuận. Trong trường hợp khối lượng hàng hóa lớn, người mua cũng có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát đơn hàng. Trách nhiệm của người mua lúc này sẽ cao hơn người bán, bởi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ sau khi hàng hóa được xếp lên tàu. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra trong quá trình vận chuyển, người mua phải chịu toàn bộ rủi ro về thất lạc, hư hỏng hàng hóa.
Những lưu ý khi sử dụng CIF
Điều kiện CIF được áp dụng cho các đơn hàng được giao bằng đường biển và đường thủy nội địa. Theo quy định của điều kiện này, dù người bán có được yêu cầu giao hàng/giao container ở ICD hay cảng biển thì kể từ khi hàng hóa đã nằm trên tàu là người bán đã hết trách nhiệm.
Trường hợp hãng tàu yêu cầu người bán giao hàng ở ICD, hàng hóa sẽ được hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển từ ICD đến cảng. Lúc này người bán không thể kiểm soát được mọi rủi ro về hàng hóa trong suốt quãng đường vận chuyển này. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, người bán phải gánh chịu toàn bộ mà không phải người mua.
Do vậy, nếu hãng tàu yêu cầu người bán giao hàng tại ICD thay vì tại cảng, người bán nên sử dụng điều kiện CIP thay cho CIF. Với CIP, người bán có thể hoàn thành nghĩa vụ ngay khi đã giao hàng cho hãng tàu vận chuyển tại ICD. Mọi rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển đường biển và ở nước nhập là do người mua chịu.
Lời kết
Bài viết trên đây của Cộng Sinh Logistics đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến điều kiện CIF và những quy định liên quan đến điều kiện thương mại quốc tế này. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin liên quan đến các điều kiện Incoterms hay có nhu cầu tìm kiếm đơn vị vận chuyển uy tín, chuyên nghiệp, liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin sau:
CỘNG SINH LOGISTICS
Địa chỉ: 76 Bạch Đằng (Tầng 4 Danabook), Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Chi nhánh HCM: 666/68 Đường 3/2, Phường 14, Quận 10.
Điện thoại: 0774.736.888
Email: cosicompany.xnk@gmail.com