Reverse logistics là gì? Những điều cần biết về logistics ngược

Reverse Logistics là thuật ngữ quen thuộc trong ngành Logistics. Vai trò của Reverse Logistics là vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất của các doanh nghiệp, nhà phân phối cũng như đơn vị kinh doanh bán lẻ. Vậy Reverse Logistics là gì? Quy trình hoạt động của Logistics ngược như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Reverse Logistics.

Khái niệm Reverse Logistics là gì?

Reverse Logistics hay Logistics ngược, Logistics quy hồi,… là thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực Logistics. Theo định nghĩa từ các chuyên gia – Rogers và Tibben-Lembke (1999), Reverse Logistics được hiểu là “quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ nhằm mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp”.

Như vậy, có thể hiểu, Logistics ngược là hoạt động thu hồi sản phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu từ điểm tiêu thụ về đơn vị sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thu hồi lại giá trị trong kinh doanh, giảm thiểu chi phí, gia tăng doanh thu và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.

Logistic ngược
Logistic ngược là gì?

Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ đều phải đối mặt với những vấn đề như: Logistics toàn cầu, Logistics thương mại điện tử, Logistics thu hồi,… Trong đó, thu hồi hàng hóa là một hoạt động không thể thiếu của nhà sản xuất bởi không thể tránh khỏi những lý do như sản phẩm lỗi, hư hỏng trong quá trình sản xuất, vận chuyển hay sản phẩm không đạt chất lượng. 

Reverse Logistics sẽ giúp thu hồi hàng hóa để góp phần giảm chi phí, gia tăng doanh thu, nâng cao chất lượng dịch vụ. Những đóng góp này cũng sẽ thúc đẩy việc tạo vị thế của công ty/doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 

Sự khác nhau cơ bản giữa Logistics ngược và Logistics xuôi

Logistics ngược và Logistics xuôi có những đặc trưng khác biệt căn bản, cụ thể được so sánh thông qua bảng sau:

  Logistics ngược Logistics xuôi
Tiềm năng Logistics Khả năng dự báo khó khăn Khả năng dự báo đơn giản, dễ dàng.
Quy trình vận chuyển Vận chuyển hàng hóa từ nhiều điểm đến một điểm Vận chuyển hàng hóa từ một điểm đến nhiều điểm
Chất lượng sản phẩm Không đồng đều về chất lượng Chất lượng tốt, đồng nhất
Bao bì đóng gói Bao bì sản phẩm không còn nguyên vẹn, có tình trạng bị rách, bị phá hủy Bao bì sản phẩm còn nguyên vẹn, được đóng gói theo tiêu chuẩn
Giá cả Giá thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có sự chênh lệch ở từng thời điểm khác nhau Giá thành có sự nhất quán, thống nhất
Tốc độ Tốc độ vận chuyển hàng hóa không được ưu tiên Tốc độ vận chuyển hàng hóa được ưu tiên
Chi phí phát sinh Không thể kiểm soát Được giám sát chặt chẽ
Phương thức quản lý lưu kho Không có tính nhất quán  Quản lý lưu kho nhất quán.
Trách nhiệm Có sự mâu thuẫn giữa sở hữu và trách nhiệm sản phẩm Quyền sở hữu và trách nhiệm sản phẩm rõ ràng

Vai trò của Reverse Logistics trong chuỗi cung ứng

Thực tế, quá trình vận chuyển hàng hóa không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh liên quan đến chất lượng sản phẩm. Khi đó, nhà sản xuất cần nhanh chóng thu hồi và đưa ra phương án xử lý phù hợp. Như vậy, Reverse Logistics là hoạt động không thể thiếu trong chuỗi cung ứng sản xuất của các doanh nghiệp, đơn vị phân phối hoặc buôn bán lẻ. Vậy, vai trò của Reverse Logistics là gì? 

Nâng cao dịch vụ khách hàng

Khi khách hàng mua phải hàng lỗi, việc áp dụng chính sách thu hồi hợp lý sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm dịch vụ tốt và vẫn tin tưởng sử dụng sản phẩm của thương hiệu sau này. Trong kinh doanh, đây chính là một nghệ thuật “giữ chân” khách hàng và cũng là lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu. 

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Chi phí thu hồi một sản phẩm do lỗi vận chuyển, sửa chữa, dự trữ hàng hóa chắc chắn sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thực hiện tốt quy trình Reverse Logistics thì một số khoản chi phí khác sẽ được tối ưu như phí tái sử dụng bao bì và nguyên vật liệu, bán lại sản phẩm để tăng doanh thu,… Như vậy, Reverse Logistics chính là một giải pháp giúp tận dụng tài nguyên và đặc biệt là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Vai trò của Logistics ngược
Vai trò của Logistics ngược là gì?

Góp phần bảo vệ môi trường

Thông qua hoạt động Reverse Logistics, những sản phẩm bị lỗi, hư hỏng có thể tái chế sử dụng hoặc được tiêu hủy đúng cách. Tùy vào tính chất về vật liệu, mỗi loại sản phẩm sẽ áp dụng cách xử lý khác nhau, sao cho hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu tới môi trường.

“Đòn bẩy” để Logistics xuôi diễn ra thông suốt

Logistics ngược sẽ giúp cho các sản phẩm hư hỏng được sửa chữa nhanh chóng và phục hồi lại để có thể chuyển giao về quy trình Logistics xuôi kịp thời, mang lại hiệu quả tối ưu.

Lợi ích mang lại của Reverse Logistics
Lợi ích mang lại của Reverse Logistics là gì?

Quy trình hoạt động cơ bản của Reverse Logistics

Đến đây, hẳn bạn nắm rõ vai trò của Reverse Logistics là gì trong chuỗi cung ứng hàng hóa cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, Reverse Logistics được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau và trải qua 4 giai đoạn cơ bản như sau:

Giai đoạn 1: Tập hợp

Đây là giai đoạn tập hợp những hoạt động cần thiết nhằm thu hồi các sản phẩm bị lỗi, sản phẩm không bán được hay sản phẩm có thể tái chế được đến điểm sửa chữa, phục hồi. 

Giai đoạn 2: Kiểm tra

Khi đến điểm phục hồi, những sản phẩm bị lỗi sẽ được kiểm tra lại về chất lượng, từ đó có thể chọn lọc và phân loại dựa theo các tiêu chí đã được quy định. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng để có thể xác định rõ kế hoạch triển khai cho giai đoạn tiếp theo. 

Mô hình và quy trình hoạt động của Reverse Logistics
Mô hình và quy trình hoạt động của Reverse Logistics là gì?

Giai đoạn 3: Xử lý 

Sau khi sản phẩm đã được thu hồi và phân loại cụ thể thì đến giai đoạn này, doanh nghiệp có thể xử lý theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Tái sử dụng hoặc bán lại sản phẩm nếu chất lượng còn đảm bảo.
  • Phục hồi sản phẩm bằng cách sửa chữa, làm mới hoặc thay thế linh kiện, phụ tùng,…
  • Tiêu hủy thành rác thải.

Giai đoạn 4: Phân phối lại sản phẩm sau khi phục hồi

Những sản phẩm hư hỏng sau khi được phục hồi là tiếp tục phân phối ra thị trường để tiếp cận khách hàng mục tiêu, góp phần gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ những thông tin lý giải Reverse Logistics là gì, vai trò và quy trình hoạt động của Reverse Logistics. Có thể nhận thấy,  Logistics ngược là hoạt động vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp giúp tiết kiệm tối đa chi phí cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy mà việc xây dựng quy trình một quy trình Logistics nói chung và Logistics ngược nói riêng tối ưu nhất chính là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng đến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *