Vận đơn là gì? Các loại vận đơn và những thông tin liên quan

Các hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, vận đơn,… là những chứng từ không thể thiếu để hoàn tất bộ hồ sơ thông quan hàng hóa. Trong đó, vận đơn là một chứng từ vô cùng quan trọng, thể hiện mối liên lạc giữa bên mua, bên bán với đơn vị vận chuyển. Vậy vận đơn là gì? Có những loại vận đơn nào? Vận đơn có vai trò gì trong hoạt động giao thương hàng hóa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ vận đơn là gì.

Khái niệm vận đơn là gì?

Trong xuất nhập khẩu, vận đơn được hiểu là đơn vận tải – một loại chứng từ do nhà vận chuyển hoặc thuyền trưởng (đường biển) hay đại lý của người vận chuyển ký phát hành sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, máy bay hoặc đã được tiếp nhận và đang trong thời gian chờ xếp lên tàu hoặc máy bay. 

Hóa đơn vận đơn
Vận đơn là gì?

Hiện nay có những loại vận đơn phổ biến như vận đơn đường biển, đường hàng không và giấy gửi hàng đường sắt. Các loại vận đơn này đều có vai trò như nhau, tùy thuộc vào từng loại hình vận chuyển, vận đơn sẽ được xuất ra tương ứng. 

Chức năng và công dụng của vận đơn là gì?

Vai trò, chức năng

Chức năng của vận đơn là gì? Trong hoạt động giao thương hàng hóa, vận đơn đóng vai trò cơ bản như sau:

  • Bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký và nội dung trong hợp đồng là không sửa đổi. Như vậy, vận đơn có tính ràng buộc pháp lý giữa chủ hàng và phía đơn vị vận tải. Trong đó, quan trọng hơn cả chính là quan hệ pháp lý giữa người nhận hàng và phía đơn vị vận chuyển.
  • Vận đơn được xem là biên lai của người vận tải, nó xác nhận lô hàng đã được nhận và sẵn sàng để xếp lên tàu. Người vận tải (hãng tàu) sẽ chỉ tiến hàng giao hàng cho người nhận khi họ xuất trình được vận đơn hợp lệ đã được hãng tàu ký xác nhận tại cảng xếp hàng.
  • Vận đơn chính là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với các loại hàng hóa được đề cập trong vận đơn. Khi đó, vận đơn trở thành một loại giấy tờ có giá trị, có thể được dùng để cầm cố, chuyển nhượng hoặc mua bán.
Vai trò và công dụng của vận đơn
Vai trò và công dụng của vận đơn là gì?

Công dụng

Vận đơn trong hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa là một loại chứng từ không thể thiếu. Vậy công dụng của vận đơn là gì?

  • Sử dụng làm căn cứ khai báo hải quan, làm thủ tục để xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Vận đơn thường được gửi kèm với hóa đơn thương mại của lô hàng mà người bán (bên xuất khẩu) gửi cho người mua (bên nhập khẩu) với mục đích thanh toán tiền hàng. 
  • Sử dụng làm chứng từ để thực hiện các hoạt động cầm cố, chuyển nhượng, mua bán hàng hóa.
  • Dùng vận đơn làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua. Đây cũng là căn cứ để thống kê, ghi sổ và theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng.

Phân loại vận đơn phổ biến hiện nay

Trong hoạt động giao thương hàng hóa quốc tế, vận đơn được phân loại dựa vào nhiều yếu tố và khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số loại vận đơn phổ biến hiện nay.

Phân loại vận đơn dựa vào quan hệ trả hàng

  • Vận đơn chủ (Master Bill of Lading): Thể hiện thông tin lô hàng được vận chuyển giữa các đại lý vận tải. Loại vận đơn này được phát hành bởi các hãng vận chuyển có phương tiện như hãng tàu biển, hãng hàng không.
  • Vận đơn thứ (House Bill of Lading): Thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa bên bán và bên mua. Người phát hành vận đơn này thường là đơn vị Forwarder – những đơn vị vận tải không có phương tiện. 

Phân loại vận đơn theo khả năng lưu thông

Theo khả năng lưu thông, vận đơn được đặt tên như sau:

  • Vận đơn theo lệnh: Với loại vận đơn này, tại mục Consignee sẽ không ghi rõ người nhận hàng. Thay vào đó sẽ ghi theo lệnh của một đơn vị nào đó do bên giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng.
  • Vận đơn đích danh: Đối với vận đơn này, thông tin người gửi hàng và nhận hàng trên thực tế được nêu rõ. Theo đó, chỉ có người nhận hàng được đề cập đích danh trên vận đơn mới được quyền nhận hàng. Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu. 
  • Vận đơn vô danh: Đây là loại vận đơn mà tại ô “Người nhận hàng” sẽ bỏ trống. Như vậy, bất kỳ ai xuất trình được vận đơn cho bên đơn vị vận chuyển đều có quyền nhận hàng. 
Các loại vận đơn thông dụng
Các loại vận đơn thông dụng

Phân loại vận đơn dựa vào sự so sánh thời gian cấp vận đơn với thời gian bốc hàng

  • Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L).
  • Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment B/L).
  • Vận đơn đến chậm (Stale B/L).
  • Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L).

Phân loại vận đơn dựa vào cách phê chú trên vận đơn

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading).
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading).

Phân loại vận đơn dựa vào cách chuyên chở

  • Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading).
  • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L).
Shipper đánh giá đơn hàng trước khi vận đơn
Tiêu chí phân loại vận đơn

Xem thêm bài viết khác:

=>> CFR là gì?

=>> Thu hộ là gì?

Nội dung cơ bản của vận đơn là gì?

Tùy vào từng loại hình vận chuyển: đường bộ, đường biển hay đường hàng không mà nội dung thể hiện trên vận đơn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, nội dung của vận đơn sẽ bao gồm các mục sau:

  • Tên và địa chỉ người vận tải.
  • Tên và địa chỉ người gửi hàng.
  • Tên và địa chỉ người nhận hàng.
  • Cảng xếp hàng (POL).
  • Cảng dỡ hàng (POD).
  • Đại lý, bên thông báo chỉ định.
  • Tên hàng, số lượng kiện, ký mã hiệu, trọng lượng cả bì hoặc thể tích.
Nội dung thể hiện trên vận đơn
Nội dung thể hiện trên vận đơn là gì?
  • Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán.
  • Thời gian và địa điểm cấp vận đơn.
  • Số bản gốc vận đơn.
  • Chữ ký của người vận tải (hoặc thuyền trưởng/người đại diện của thuyền trưởng/đại lý).

Chứng từ vận đơn là giấy tờ không thể thiếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ vận đơn là gì, vai trò của vận đơn cũng như các loại vận đơn phổ biến hiện nay. Mọi thông tin về các dịch vụ Logistics vui lòng liên hệ với Cộng Sinh để được tư vấn chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *